Dịch vụ tư vấn thành lập trường mầm non

Kinh doanh giáo dục đang là một lĩnh vực ngày càng phát triển trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các trường tư thục ở các cấp đã được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân, đặc biệt là hệ thống các trường mầm non tư thục và mẫu giáo. Theo dự đoán trong thời gian tới con số này sẽ tiếp tục tăng do tỷ lệ sinh ở Việt Nam đang ở mức cao.

Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong hoạt động này chưa có nhiều kinh nghiệm về các vấn đề pháp lý kinh doanh giáo dục mầm non. Trong phạm vi bài viết này, Luật Danh Nam sẽ khái quát các vấn đề pháp lý mà Quý khách hàng cần lưu ý, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị tới Quý khách hàng.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Chúng tôi xây dựng bài viết này căn cứ trên các cơ sở pháp lý như sau:

– Luật giáo dục 2019;

– Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

– Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

– Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;

– Thông tư 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT và 05/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

– TCVN 3907 : 2011 Trường mầm non – yêu cầu thiết kế;

– Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT quyết định ban hành điều lệ trường mầm non;

– Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ Trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

– Các văn bản pháp lý chuyên ngành có liên quan khác.

II. CÁC NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Pháp lý về thuê nhà hoặc mặt bằng kinh doanh (gọi tắt là địa điểm)

Đây là vấn đề pháp lý tối quan trọng đối với hoạt động kinh doanh giáo dục mầm non, tuy nhiên, đại bộ phận các cá nhân và doanh nghiệp lại không trú trọng hoặc không đủ năng lực để hiểu, từ đó dẫn đến các tranh chấp pháp lý phức tạp khi giao kết hợp đồng thuê địa  hoặc các vấn đề khác. Khi giao kết hợp đồng thuê địa điểm cần chú ý các vấn đề sau:

– Cần xác định địa điểm dự kiến thuê có đảm bảo công năng để kinh doanh hay không ? Để xác định được nội dung này, cần phải đối chiếu các quy định lại Bộ luật dân sự, Luật Kinh doanh bất động, Luật Nhà ở, TCVN 3907 : 2011 Trường mầm non – yêu cầu thiết kế, QCVN yêu cầu về phòng cháy chữa cháy…vv… Nếu một địa điểm không đảm bảo yêu cầu cần thiết, thì sẽ không thể xin cấp phép hoạt động;

– Xây dựng và ký kết hợp đồng thuê địa điểm đảm bảo các nội dung pháp lý nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi khi xảy ra các tranh chấp với chủ nhà hoặc bên cho thuê. Đây là một vấn đề có tính chuyên môn cao, cần tham vấn với các Luật sự để được tư vấn chi tiết;

– Xây dựng cơ sở mầm non đảm bảo theo các quy định của pháp luật hiện hành để được cấp phép.

2. Các điều kiện cần để được cấp phép hoạt động

Sau khi các vấn đề pháp lý về địa điểm được giải quyết, thì vấn đề tiếp theo là: để được cấp phép, cần phải đáp ứng điều kiện gì ?

– Đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy: Đây là điều kiện tiên quyết để cơ sơ mầm non được thẩm định và cấp phép hoạt động.

– Đáp ứng về điều kiện con người: Cơ sở mầm non phải đáp ứng đủ các điều kiện về con người như: Có đủ số lượng giáo viên theo quy định, có các bộ phận chuyên trách như bảo vệ, kế toán, nhân viên y tế, an toàn thực phẩm…

– Có đủ năng lực tài chính phù hợp với đề án thành lập cơ sở mầm non;

– Có đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm;

– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục thành lập cơ sở mầm non

Cơ sở kinh doanh mầm non hiện nay được chia ra thành nhiều loại, với các quy mô khác nhau như: Trường mầm non, trường mẫu giáo, Nhà trẻ, nhóm trẻ…, tuy nhiên xét về thủ tục thành lập cơ bản yêu cầu các nội dung như sau:

3.1. Thủ tục thành lập

– Có Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

– Có Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy mô và năng lực tài chính;

– Có Hợp đồng thuê địa điểm và các giấy tớ pháp lý khác chứng minh quyền sử dụng/sở hữu hợp pháp đối với địa điểm dự kiến kinh doanh;

– Phải được thẩm quyệt về phòng cháy và chữa cháy, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

– Có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc nuôi và giảng dạy trẻ;

– Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên;

– Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

–  Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định.

3.2. Thẩm quyền cấp phép thành lập

– Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường cho phép thành lập các cơ sở mầm non gồm: Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

– UBND cấp huyện (giao cho Phòng giáo dục) cho phép thành lập Trường mầm non, trường mẫu giáo, Nhà trẻ.

4. Dịch vụ của Luật Danh Nam

Là đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn cấp Giấy phép hoạt động của các cơ sở kinh doanh mầm non, chúng tôi mang đến cho Quý khách hàng giải pháp tư vấn tổng thể, toàn diện và an toàn về mặt pháp lý. Bởi lẽ, chúng tôi có các chuyên gia và Luật sư dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn. Chúng tôi cung cấp tới Quý khách hàng các dịch vụ:

– Đại diện thương lượng và đàm phán liên quan đến việc thuê địa điểm để mở cơ sở mầm non;

– Tư vấn lập và giao kết Hợp đồng thuê địa điểm;

– Tư vấn xây dựng đề án, chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng các điều kiện để được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

– Tư vấn các quy định về việc cấp Chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

– Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm trong việc cấp phép hoạt động cho cơ sở mầm non.

– Tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc hoạt động, hợp tác trong quá trình kinh doanh.

Trên đây là các vấn đề pháp lý Quý khách hàng cần lưu ý khi kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Chúng tôi chia sẻ bài viết này dựa trên các kinh nghiệm tư vấn thực tế, chúng tôi rất hy vọng sẽ được hỗ trợ Quý khách hàng ngăn ngừa được các rủi do pháp lý có thể gặp phải khi đầu tư kinh doanh.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH DANH NAM

Hotline: 02462600916/0985910902

Văn phòng giao dịch: Tầng 4, số 142 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Email: luatdanhnam@mail.com                                     Website: luatdanhnam.vn

Rất mong được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết liên quan